Cẩm Sơn sản xuất Chè theo tiêu chuẩn ViêtGAP.
14/01/2025
Lượt xem: 265
Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất chè hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, bên cạnh đó góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra các sản phẩm trà thành phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe con người.
Thực hiện
kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất lượng, chế biến thương mại nông
lâm thuỷ sản năm 2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Nghệ
An đã phối hợp UBND huyện Anh Sơn triển khai xây dựng Mô hình sản xuất Chè theo
tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Sau gần một năm
triển khai mô hình đã đạt được những kết quả quan trọng.
Lãnh đạo huyện và xã tham quan mô hình sản xuất Chè ViệtGAP
Tính đến hết năm 2023+ Diện tích chè: 2.550,6 ha (đạt 85,3% KH đến năm 2025), tăng 0,7% so với
cùng kỳ; trong đó: diện tích cho sản phẩm 2.278,85 ha (đạt 93%KH đến năm 2025),
năng suất 191,1 tạ/ha (đạt 119,4%KH), sản lượng 43.550 tấn (đạt 111,1%KH). Diện
tích trồng mới chè năm 2023 là 35,165 ha/108ha (đạt 32,7%).
+ Diện tích chè đạt tiêu chuẩn Vietgap 29 ha (24ha chè công nghiệp ở Hùng Sơn, 5 ha chè
thương phẩm ở Cao Sơn); 10 ha chè hữu Cơ (Bình Sơn). Năm 2024, UBND huyện phối hợp với Chi cục quản lý chất
lượng xây dựng mô hình Chè Vietgap với quy mô 10 ha, tại xã Cẩm Sơn.
Trên địa bàn huyện đã có một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy
trình VietGAP. Tuy nhiên đối với xã Cẩm Sơn thì phải đến năm 2024 mới có mô
hình chè đầu tiên. Và đây cũng là tiền đề
cho việc sản xuất Chè sạch, đảm bảo an toàn cho vùng trồng chè trên địa bàn xã Cẩm
Sơn ngày càng nhân rộng.
Xây dựng
mô hình VietGAP tạo tiền đề, định hướng cho việc sản xuất chè nói riêng và các
sản phẩm nông nghiệp khác nói chung sạch, an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người
tiêu dùng.
Thành công
ban đầu của mô hình VietGAP trong sản xuất chè trên địa bàn xã Cẩm Sơn là cơ sở để các cấp ngành quản lý cấp tỉnh;
UBND huyện Anh Sơn cùng các phòng ban huyện nghiên cứu phát triển mô hình.
Minh Hà